Giai đoạn tiền khai đạo (trước 1926) Lịch_sử_đạo_Cao_Đài

Cơ bút

Lịch sử của đạo Cao Đài gắn liền với sự phổ biến Cơ bút tại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Có thể nói, Cơ bút là phương thức căn bản cũng như mọi yếu tố liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo Cao Đài vào buổi ban đầu, từ việc thu nhận tín đồ, phong chức sắc, ban hành luật đạo, các nghi thức cúng tế, lễ phục, kinh điển, thậm chí đến các thiết kế cơ sở thờ tự cũng được thông qua bởi hình thức Cơ bút.

Hai hình thức Cơ bút ảnh hưởng đến sự ra đời của tôn giáo Cao Đài là CƠ và BÚT. Cơ gồm có Đại ngọc cơ (大玉機) Tam giáo của Trung QuốcBàn cơ (a table tournante) Thông linh học (Spiritisme) của Pháp. Bút gồm có: Bút nhang, bút viếtbút gỗ. Về sau có thêm một hình thức rất đặc biệt của cơ bút là Huyền Bút Cơ.

Môn đồ đầu tiên

Xem thêm: Ngô Minh Chiêu

Các tài liệu về tôn giáo Cao Đài đều thừa nhận người được xem là tín đồ đầu tiên của đạo là ông Ngô Văn Chiêu. Là một viên chức trong chính quyền thực dân Pháp, vốn chịu ảnh hưởng của Minh Sư đạo, một nhánh của Tam giáo, thường sử dụng hình thức cơ bút để giao tiếp với giới thần tiên, trong những năm 1921 đến 1924, ông Chiêu đã thông qua cơ bút để hình thành nền tảng đầu tiên của đạo Cao Đài như:

  • Giáo chủ (vô vi): Ngọc Hoàng Thượng đế, xưng danh hiệu Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
  • Giáo đồ đầu tiên: Ngô Văn Chiêu.
  • Giáo tượng (thánh tượng): Thiên nhãn.
  • Giáo thuyết: Đường lối dung hợp Tam giáo (Nho-Lão-Phật).
  • Giáo điển: Một số bài kinh cúng như ba bài dâng tam bửu (hoa, rượu trắng, trà).

Với những nền tảng đạo đầu tiên, ông bắt đầu khai đạo cho nhóm bạn hữu Vương Quang Kỳ (tùng sự Soái phủ Nam Kỳ, ngạch Tri phủ), Nguyễn Văn Hoài (ngạch thông phán), Võ Văn Sang (ngạch thông phán), Đoàn Văn Bản (đốc học Đa Kao). Sau đó các ông này cũng có độ thêm một số đệ tử nữa cùng tu luyện với Ngô Văn Chiêu, nhưng những hoạt động giai đoạn nầy còn trong phạm vi một nhóm tu đơn tịnh luyện, chứ chưa phát triển thành một Tôn giáo.

Nhóm môn đồ Cao - Phạm

Song song với phong trào cầu cơ ảnh hưởng của Đạo giáo, đầu thập niên 1920, một phong trào cầu cơ chịu ảnh hưởng của phong trào Thông linh học (Spiritisme)[2] của Pháp là một nhóm công chức trong chính quyền thực dân Pháp ở Sài Gòn cũng phát triển, lan tràn khắp cả Nam Kỳ[3]. Trong đó, quan trọng nhất có nhóm cầu cơ ở đường Arras[4] gồm các công chức gốc Tây Ninh, ban đầu gồm 3 người:

Do các thành viên ban đầu mang họ Cao và họ Phạm, nên còn được gọi là nhóm Cao - Phạm. Nhóm còn có một thành viên nữ là bà Nguyễn Thị Hiếu, tức Hương Hiếu, vợ ông Cao Quỳnh Cư.

Ban đầu nhóm dùng phương pháp xây bàn và được cho là tiếp xúc với Thượng đế qua danh hiệu AĂÂ vào khoảng tháng 7 năm 1925[6].

Khoảng trung tuần tháng 9 năm 1925, nhóm chuyển sang dùng đại ngọc cơ để cầu cơ theo phương pháp cổ truyền của Đạo giáo. Theo các tài liệu đạo Cao Đài, thì cuối tháng 12 năm đó vào Noel 1925, nhóm được AĂÂ xưng là Ngọc Hoàng Thượng đế tá danh Cao Đài Tiên Ông lần đầu tiên.

Nhóm về sau phát triển thêm nhiều người, quan trọng nhất là việc thu nhận thêm Lê Văn Trung, cựu Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, người về sau giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển đạo Cao Đài.